Latest posts

Grow the fuck up

Khi tôi tầm 4 tuổi, dù mẹ tôi đã cảnh báo tôi nhưng tôi vẫn sờ tay vào bếp nóng. Cái bếp có màu đỏ và phát sáng và lấp lánh và tôi biết rằng các món ăn ngon đều được làm ra từ cái bếp ấy, vậy nên không thể cưỡng lại được sự cám dỗ ấy. Ngày hôm đó tôi học được một bài học nhớ đời rằng: cái gì nóng thì cũng đều kinh khủng. Chúng làm bỏng bạn. Và khiến bạn tránh xa việc chạm vào chúng một lần nào nữa.Cùng vào khoảng thời gian ấy, tôi có một khám phá quan trọng khác. Kem mà bố mẹ tôi hay thưởng cho tôi trong những dịp đặc biệt được cất trong tủ đá, trên kệ mà tôi có thể dễ dàng với lấy chỉ bằng một cái nhón chân.Một ngày nọ, khi mẹ tôi đang ở phòng khác (khổ thân mẹ có đứa con như tôi), tôi đã với lấy hộp kem, ngồi xuống sàn và hoàn toàn đắm chìm vào nó với đôi tay trần của mình.

Đó là lần đạt cực khoái duy nhất trong mười năm sau đó của tôi. Nếu có tồn tại thiên đường trong đầu óc một đứa trẻ 4 tuổi là tôi, thì chắc chắn là tôi đã tìm thấy nó tại thời điểm ấy. Cực kỳ hoàn hảo. Cái chốn thiên đường nhỏ của tôi được lấp đầy bởi niềm vui đóng băng.

Khi đống kem bắt đầu chảy, tôi lấy tay quệt một lớp dài lên mặt, để nó chảy xuống áo, thực tế là tắm trong sự ngọt ngào vi diệu ấy. Ồ đúng rồi, lớp sữa ngọt ngào kỳ diệu, hãy chia sẻ với tớ bí mật của cậu, hôm nay tớ sẽ được biết điều kỳ diệu ấy là gì.

…và rồi mẹ tôi bước vào. Và tất cả tan biến – bào gồm cả một sự cần thiết vô thời hạn của sự tắm. Tôi cũng học thêm được một bài học nữa ngày hôm ấy. Ăn vụng kem và bôi đầy chúng lên người và sàn nhà làm cho mẹ bạn cực kỳ tức giận. Và mẹ giận thì không hay tí nào cả. Bạn sẽ không thích quẩn quanh họ những lúc họ tức đâu. Họ sẽ quát bạn và phạt bạn. Và ngày hôm ấy, giống như hôm tôi bị bỏng bếp, tôi học được điều gì là không nên làm.

Nhưng có một bài học thứ ba bổ trợ ở đây nữa. Một bài học đơn giản – một bài học cực rõ ràng mà chúng ta thậm chí không hề nhận ra khi nó xảy ra. Nhưng thực chất bài học này lại quan trọng hơn nhiều các bài học khác: Ăn kem thì vẫn thích hơn là bị bỏng.

Nghe thì có vẻ không sâu sắc lắm nhẻ. Nhưng có đấy. Đó là bởi vì nó là sự phán xét về mặt giá trị. Kem thì tốt hơn là bếp nóng. Tôi thích vị ngọt của đường trong miệng tôi hơn là ít lửa trên tay. Đó là sự khám phá về sự ưa chuộng hay là sự ưu tiên. Đó là quan niệm của việc có thứ thì được ưa chuộng hơn cái khác, và vì vậy, tất cả mọi hành vi trong tương lại đều dựa trên thực tế đó.

Và rõ ràng thì đó là việc của một đứa trẻ 4 tuổi ngây ngô. Là không ngừng khám phá. Để khám phá ra thế giới xung quanh chúng – để xác định được cái gì tốt và cái gì xấu – và sau đó tạo ra mổ cấu trúc giá trị từ những khám phá đó. Ăn kem thì tốt hơn là bị bỏng. Chơi với cún thì vui hơn là chơi với cục đá. Những ngày nắng thì tốt hơn những ngày mưa. Tô màu đối với tôi vui hơn là học hát. Những cảm giác thích thú và đau đớn trở thành nền tảng cho tất cả các sở thích và kiến thức của chúng ta trong tương lai và thực sự đặt nền móng cho điều gì sẽ tạo nên bản tính của chúng ta sau này.

WHAT IT’S LIKE TO GROW UP/ TRƯỞNG THÀNH THÌ NHƯ THẾ NÀO?

Một người bạn của tôi đã từng miêu tả việc làm bố mẹ như này: “Đơn giản là đi theo một đứa trẻ trong vài thập kỷ và đảm bảo rằng nó không tự giết chính nó, và cậu sẽ ngạc nhiên với việc bao nhiêu lần một đứa trẻ có thể chẳng may làm hại chính nó.”

Có người từng nó nói rằng trẻ nhỏ luôn tìm các cách mới để chẳng may làm hại chính nó cũng chỉ vì động cơ đằng sau những hành động đó là sự tò mò ngây thơ. Mới đầu, chúng ta luôn muốn khám phá thế giới xung quanh bởi vì não bộ của chúng ta đang thu thập các thông tin về những thứ làm ta vui và những thứ gây hại chúng ta, cái gì khiến ta cảm thấy tốt và xấu, cái gì đáng để để theo đuổi và cái gì đáng để tránh xa.

Nhưng cuối cùng, giai đoạn khám phá ấy cũng trở nên tự hoại. Và không phải vì trên đời hết cái để chúng ta khám phá. Ngược lại là đằng khác. Giai đoạn khám phá đóng lại, vì khi chúng ta lớn lên, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng có quá nhiều thứ trên đời này để khám phá. Có quá nhiều để đón nhận. Chúng ta không thể sờ nếm tất cả mọi thứ. Chúng ta không thể gặp tất cả mọi người. Chúng ta không thể nhìn thấy tất cả mọi thứ. Có quá nhiều trải nghiệm có khả năng và tầm vĩ mô của sự tồn tại lấn chiếm áp đảo chúng ta.

Vì vậy, não bộ của chúng ta bắt đầu ít tập trung hơn vào việc thử tất cả mọi thứ cho chính bản thân chúng ta mà tập trung nhiều hơn vào việc phát triển một vài quy tắc để giúp chúng ta định hướng được tổ hợp vô tận của thế giới xung quanh chúng ta. Chúng ta đón nhận hầu hết các quy tắc này từ cha mẹ, giáo viên của mình. Nhưng nhiều trong số chúng thì chúng ta mình tiếp nhận. Ví dụ, sau khi nghịch đủ các thể loại lửa, một quy tắc nảy sinh trong đầu rằng tất cả lửa đều nguy hiểm, không phải chỉ có lửa ở trên bếp. Và sau khi thấy mẹ bạn nổi điên đủ số lần, bạn bắt đầu nhận ra rằng vụng trộm thì luôn không tốt, không chỉ có mỗi trộm kem.

Kết quả là, một vài quy tắc chung bắt đầu hình thành trong đầu chúng ta. Cẩn trọng xung quanh những thứ nguy hiểm để không làm bạn bị thương. Trung thực với bố mẹ bạn và họ sẽ đối xử với bạn rất tốt. Chia sẻ đồ với anh chị em của bạn và họ sẽ chia sẻ lại với bạn.

Những gia trị mới này khó hiểu hơn vì chúng trừu tượng. Đứa trẻ sẽ nghĩ: “Kem ngon tuyệt, vì vậy mình muốn ăn kem.” Người lớn sẽ nghĩ: “Kem ngon tuyệt, nhưng ăn vụng làm bó mẹ nổi giận và mình sẽ bị phát; vì vậy, mình sẽ không lấy trộm kem trong tủ đá.” Người lớn áp dựng những quy tắc và chuẩn mực vào những quyết định của mình theo cái cách mà trẻ con không thể làm được.

Và dẫn đến kết quả là, một người trưởng thành học được rằng theo đuổi thú vui của riêng mình và tránh đau đớn có thể gây ra nhiều vấn đề. Có nhân thì sẽ có quả. Bạn phải thương thảo ham muốn của riêng bạn với những ham muốn của những người xung quanh bạn. Bạn phải tuân theo các chuẩn mực của xã hội và chính quyền, và rồi bạn sẽ nhận được tán dương (thường thấy chứ không phải là không  bao giờ)

Cách này, theo nghĩa đen thì được hiểu là trưởng thành trong hành động: phát triển mức độ lớn hơn và trừu tượng hơn các quy tắc để giúp cho việc đưa ra quyết định được dựa trên những khía cạnh rộng hơn. Đây là cách các bạn thích ứng với thế giới, các bạn học cách để có thể xử lý được những trải nghiệm dường như là sụ vô tận của các phép hoán vị. Đó là bước nhảy vọt lớn và căn bản đối với những đứa trẻ để lớn lên một cách lành mạnh và hạnh phúc.

Khi chúng ta còn nằm trong cũi, chúng ta học cách nhìn thế giới theo khía cạnh của nguyên nhân và kết quả. Của niềm vui và nỗi đau. Sờ tay vào bếp lửa làm tay tôi bị đau. Vì vậy mà nó không tốt. Ăn vụng kem trong tủ lạnh khiến cho tôi cảm thấy sung sướng, vì vậy nó tốt. Tốt thì vẫn hơn là xấu.

Đây là lý do vì sao mà những đứa trẻ nhở giống như những kẻ tâm thần. Chúng không thể hình dung được bất kỳ cái gì trên đời ngoài những sung sướng tức thì hay đau đớn gây ra cho chúng bất kỳ lúc nào. Chúng không thể cảm nhận được sự thấu cảm. Chúng không thể hiểu được trong tình huống của bạn thì phải cảm thấy như thế nào. Chúng chỉ muốn ăn kem. NGAY LẬP TỨC!

Điều xảy ra khi chúng ta lớn dần lên là chúng ta bắt đầu hiểu ra rằng có nhiều hậu quả cho bất kỳ một hành động nào và nhiều trong số chúng ảnh hưởng đến chúng ta hoặc là gián tiếp hoặc vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Những quy luật chung và sự đánh đổi được ngầm hiểu tùy theo cách mà hậu qua xảy ra. Bố mẹ tức giận nếu tôi ăn trộm cái gì đó; vì vậy, tôi sẽ không ăn trộm, thậm chí kể cả khi nó có tạo cảm giác phấn khích. Giáo viên của tôi sẽ phạt tôi nếu tôi nói chuyện trong giờ; vì vậy tôi sẽ không mở mồm ra cho dù tôi muốn đi chăng nữa.

Nhận thức của sự sung sướng và nỗi đau vẫn tồn tại trong tiềm thức khi những đứa trẻ lớn lên. Chỉ là niềm vui và niềm đau không còn ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các quyết định cần được đưa ra. Chúng không còn là cốt lõi của giá trị của chúng ta nữa. Những đứa trẻ đã lớn đề cao cảm xúc cá nhận hơn là nhận thức về các quy tắc, sự đánh đổi, hay trật tự xã hội quanh chúng để lên kế hoạch đưa ra quyết định.

Đây là một sự tiến bộ, những vẫn còn một điểm yếu trong cách các thanh niên này tiếp cận với cuộc đời. Tất cả mọi thứ được coi như một sự đánh đổi. Những đứa trẻ lớn và thanh thiếu niên (và một số lượng đáng kinh ngạc của người lớn) tiếp cận với cuộc sống theo một chuỗi vô tận của những sự mặc cả. Tôi sẽ làm những gì sếp tôi bảo để tôi nhận được thù lao xứng đáng. Tôi sẽ gọi cho mẹ để mẹ không mắng tôi. Tôi sẽ làm bài về nhà để không làm tổn hại đến tương lai mình. Tôi sẽ nói dối và giả vờ tốt bụng để không phải đương đầu với mâu thuẫn.

Không có gì được tạo ra một cách đơn thuần. Mọi thứ đều được tính toán thiệt hơn, một sự đánh đổi, thường thì là do nỗi sợ của những hệ quả tiêu cực.

Bạn không thể sống cả đời theo cách này, nếu không thì, bạn sẽ không bao giờ thực sự sống cuộc sống của bạn. Bạn chỉ đơn thuần là đang sống theo tập hợp của những mong muốn của những người xung quanh bạn. Để trở thành một cá thể lạc quan và lành mạnh về mặt cảm xúc, bạn phải phá bỏ được sự mặc cả này và hiểu được những nguyên tắc dẫn dắt cao cấp và trừu tượng hơn thế nữa.

HOW TO BE AN ADULT/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRƯỞNG THÀNH

Khi bạn gõ trên Google “Làm thế nào để trưởng thành”, hầu hết các kết quả hiện ra đều sẽ là sự chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn xin việc, quản lý tài chính của bạn, tự dọn dẹp, và làm thế nào để không trở thành một kẻ khốn không biết tôn trọng người khác.

Những điều này đều khá tuyệt, và hơn hết, chúng đều là những điều mà người lớn được kỳ vọng sẽ làm. Nhưng tôi dám cãi lại là những điều đó, bản thân chúng không thể khiến bạn trở thành người lớn được. Chúng chủ đơn giản ngăn bạn làm một đứa trẻ con, nhưng điều đó khác với việc trở thành người lớn. Không còn trẻ con không có nghĩa là đã thành người lớn.

Đó là bởi vì hầu hết mọi người làm những điều này vì chúng dựa trên các nguyên tắc và các giao dịch qua lại. Bạn chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn xin việc vì bạn muốn có việc làm. Bạn học cách lau dọn nhà cửa vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và cách người khác nghĩ về bạn. Bạn quản lý tài chính của mình vì nếu không, bạn sẽ có một ngày ăn trái đắng.

Mặc cả với các quy tắc và trật tự xã hội cho phép chúng ta

Bargaining with rules and the social order allows us to be functioning human beings in the world. But ideally, after some time, we will begin to realize that the whole world cannot always be bargained with, nor should we subject every aspect of our life to a series of transactions. You don’t want to bargain with your father for love, or your friends for companionship, or your boss for respect. Why? Because feeling like you have to manipulate people into loving or respecting you feels shitty. It undermines the whole project. If you have to convince someone to love you, then they don’t love you. If you have to cajole someone into respecting you, then they don’t respect you. The most precious and important things in life cannot be bargained with. To try to do so destroys them.

No Comments

Post A Comment